Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Bệnh không lây truyền từ người sang người(4), tuy nhiên trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh khi chơi đùa nếu vết trầy xát hoặc vết thương tiếp xúc với khuẩn uốn ván. Uốn ván là một bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao, lên đến trên 95% đối với trẻ sơ sinh.
Mẹ cần cho bé và cả gia đình được tiêm ngừa uốn ván đầy đủ và tiêm nhắc lại đúng lịch để có sự bảo vệ tốt nhất!(1)(4)
Bệnh Uốn ván xuất hiện rải rác ở các vùng nông thôn; ở các nước không có chương trình tiêm chủng thì bệnh ở trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao.
Bệnh Uốn ván thường xảy ra sau một tổn thương cấp tính như vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật, sảy thai, sinh đẻ.
Khi bị trầy xát hoặc có vết thương và tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn Uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ…, vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván. Trẻ hiếu động dễ bị trầy xước bởi những vật dụng gỉ sét (nơi chứa nhiều vi khuẩn) sẽ dễ bị nhiễm bệnh nếu chưa được tiêm chủng.
Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử và các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho các nha bào uốn ván phát triển.
Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván(4).
Uốn ván có thể gây tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật & ngừng tim.(1)(3)
TỶ LỆ TỬ VONG RẤT CAO
25-90%
Ở TRẺ SƠ SINH, TỶ LỆ TỬ VONG LÀ
95%
Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh uốn ván ở trẻ em và người lớn là chủ động tiêm vắc-xin
uốn ván sớm và đầy đủ, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.(1)(3)
Tôi nghe nói khi trẻ mới sinh ra sẽ nhận được miễn dịch từ mẹ truyền sang. Vậy việc tiêm chủng sớm cho trẻ nhỏ có cần thiết không bác sĩ?
Mỹ Ngọc, 27, Bình Dương
Trẻ sơ sinh được sinh ra với miễn dịch thụ động đối với một số bệnh nhiễm trùng nhờ các kháng thể được truyền cho bé từ mẹ trước khi sinh. Trẻ sơ sinh bú mẹ được thêm các kháng thể từ sữa mẹ. Tuy nhiên, miễn dịch này không kéo dài. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần chủng ngừa để tạo ra kháng thể bảo vệ liên tục và lâu dài chống lại nhiều căn bệnh truyền nhiễm có thể đe dọa tính mạng.
Hàng triệu người trên thế giới đã được cứu sống mỗi năm nhờ tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam khuyên bạn nên cho bé chủng ngừa đúng lịch và đầy đủ. Nếu như bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy đến trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Bé nhà tôi sinh non, vậy có nên hoãn tiêm phòng cho bé?
Minh Tú, 25, Cà Mau
Bé sinh thiếu tháng hoặc thiếu cân (<2,5kg) vẫn nên thực hiện đúng theo lịch tiêm phòng cho trẻ bình thường. Tuy nhiên, bạn nên tạm hoãn lịch và hỏi ý kiến bác sĩ trong một số trường hợp như:
Bé đã 6 tuần tuổi rồi. Tôi chuẩn bị đưa bé đi tiêm chủng lần đầu tiên. Vậy cần chuẩn bị những gì cho bé trước tiêm?
Anh Thư, 27, Hồ Chí Minh
Khi cho trẻ đi tiêm chủng, mẹ cần lưu ý:
Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt... mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
Nên tiêm vắc-xin cho bé vào buổi sáng hay chiều?
Yến Mi, 28, Lâm Đồng
Mẹ nên cho con tiêm chủng vào buổi sáng là tốt nhất. Bởi nếu tiêm vào buổi chiều, mẹ sẽ phải vất vả hơn nếu trẻ xảy ra các phản ứng như khóc quấy, sốt vào ban đêm. Ban ngày việc giải quyết các rắc rối sau tiêm nếu có sẽ đơn giản hơn nhiều.
Vào những ngày lạnh ở miền Bắc, bé nhà tôi có cần lưu ý gì khi tiêm chủng hay không?
Ái Nhi, 24, Hà Nội
Trong những ngày lạnh hoặc mưa phùn, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng cần chú ý giữ ấm cơ thể của trẻ. Tránh việc khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc cách bệnh liên quan đến đường hô hấp. Lúc này, bố mẹ cần đảm bảo chân, tay, phần đầu và người trẻ đủ ấm, không để trẻ bị thấm nước mưa.