Hãy gửi ngay thắc mắc của bạn về các bệnh truyền nhiễm và vắc-xin bằng cách điền đầy đủ thông tin vào hộp thư bên dưới. Hội Bác Sĩ Gia Đình TP.HCM sẽ phản hồi bạn qua email trong thời gian sớm nhất.
Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần được tiêm phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm?
Vân, 30, Hà Nội
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và Bệnh do vi khuẩn Hib là 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời cho các bé nhỏ dưới 2 tuổi. Hơn nữa, hệ miễn dịch của bé còn non yếu và cần thời gian hoàn thiện, kháng thể phòng bệnh mẹ truyền cho bé cũng sẽ giảm dần sau 2 tháng sau sinh nên bé có nguy cơ cao bị mầm bệnh tấn công.
Vậy nên, bố mẹ hãy cho bé tiêm chủng ĐỦ LIỀU – ĐÚNG LỊCH để bé được bổ sung kháng thể phòng bệnh, đẩy lùi cả 6 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhé! Lịch tiêm ngừa phòng 6 bệnh như sau:
Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo và chủ động rà soát lịch tiêm chủng cho bé tại ĐÂY nhé! Để giúp bé được bảo vệ khỏi các bệnh có thể được phòng ngừa bằng vắc-xin.
Có những loại vắc-xin nào giúp bảo vệ bé khỏi 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong 2 năm đầu đời?
Quỳnh, 24, Bình Phước
Có nhiều lựa chọn vắc-xin để phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và Bệnh do vi khuẩn Hib cho các bé dưới 2 tuổi:
Lưu ý nhỏ cho bố mẹ: Một số địa phương đang vướng mắc thủ tục trong cung ứng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt một số loại vắc-xin của chương trình tiêm chủng mở rộng như DPT. Bố mẹ cần cân nhắc chọn vắc-xin tương đồng để bé vẫn được tiêm chủng đúng lịch.
Bố mẹ hãy chủ động lựa chọn loại vắc-xin sẵn có để đảm bảo bé được tiêm đủ liều, đúng lịch nhé!
Cơ sở tiêm chủng đang thiếu vắc-xin DPT, tôi phải làm gì để bé nhà vẫn được tiêm ngừa đủ cả 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm?
Thư, 24, An Giang
Bố mẹ hãy chủ động tìm phương án khác thay thế để trẻ được tiêm ngừa kịp thời nếu nguồn vắc-xin nơi trung tâm tiêm chủng đang theo bị thiếu hụt. Bởi vì, nếu không được tiêm ngừa đủ liều, đúng lịch, bé có nguy cơ cao sẽ bị nhiễm bệnh và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bố mẹ có thể cân nhắc cho bé tiêm những vắc-xin tương đồng trong tiêm chủng dịch vụ, chẳng hạn như vắc-xin 6-trong-1 hoặc vắc-xin 5-trong-1. Ngoài phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván tương tự vắc-xin DPT, các loại vắc-xin này còn phòng thêm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác là bệnh do vi khuẩn Hib, bại liệt và viêm gan B (đối với vắc-xin 6-trong-1).
Hãy luôn đảm bảo bé được tiêm ĐỦ LIỀU – ĐÚNG LỊCH để sẵn sàng ngăn ngừa 6 căn bệnh nguy hiểm, bố mẹ nhé!
Trạm y tế thông báo có thể sẽ hết vắc-xin 5-trong-1 trong tháng này. Mà vài tuần nữa đến lịch tiêm của bé rồi, tôi có thể cho bé chuyển sang vắc-xin 6-trong-1 không?
Trúc, 32, Hồ Chí Minh
Trong trường hợp thiếu vắc-xin 5-trong-1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bố mẹ có thể cân nhắc chuyển đổi sang vắc-xin 5-trong-1 hoặc vắc-xin 6-trong-1 trong chương trình tiêm chủng dịch vụ nhé! Nên tiêm ngừa ĐỦ LIỀU – ĐÚNG LỊCH cho trẻ để bảo vệ trẻ tốt hơn.
Khi tiêm vắc-xin 5-trong-1 dịch vụ, bé cần được bổ sung thêm mũi viêm gan B. Khi tiêm vắc-xin 6-trong-1, đã có thể bảo vệ bé khỏi 6 bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, bệnh do vi khuẩn Hib) trong cùng 1 mũi tiêm. Điều quan trọng là, cần tiêm đủ liều và đúng lịch, mẹ nhé!
Địa điểm nào tiêm phòng 6 bệnh nguy hiểm cho các bé?
Hằng, 27, Hà Nội
Nếu lựa chọn tiêm ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng, bố mẹ hãy liên hệ các trạm y tế xã, phường, quận, huyện tại nơi mình sinh sống để biết về tình hình cung ứng vắc-xin và cố gắng đưa bé đi tiêm ngừa đúng lịch.
Nếu bố mẹ lựa chọn vắc-xin dịch vụ để đảm bảo luôn có đủ lượng vắc-xin cho bé tiêm ngừa đúng lịch, bố mẹ có thể tra cứu thêm những địa điểm tiêm chủng uy tín tại đây.
Con mình vừa mắc bệnh viêm phổi khoảng 1 tháng trước. Hiện tại bé đã hết bệnh nhưng còn ho ít và không sốt. Bé được 3 tháng tuổi vậy có được tiêm mũi 5 trong 1 không?
Thơ, 27, Quảng Ngãi
Nếu tình trạng nhiễm trùng phổi của bé đã ổn thì bé có thể tiêm ngừa.
Bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín gần nhà để được các bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm ngừa và tư vấn chi tiết nhé.
Khi đưa bé đi tiêm, bạn nhớ mang theo sổ chích ngừa của bé. Tham khảo một số địa điểm tiêm chủng tại đây.
Con tôi tiêm mũi 5 trong 1 lần thứ nhất và lần thứ hai đều có biểu hiện sốt nhẹ 37.6 độ và khóc thét 5 – 10 phút. Tôi rất lo không biết có phải con phản ứng quá không? Còn một lần tiêm mũi 5 trong 1 nữa, tôi có nên cho con tiếp tục tiêm không?
Quyên, 27, Hà Nội
Chào bạn, một số tác dụng phụ có thể gặp sau tiêm gồm:
- Sưng/ đỏ/ đau nơi tiêm
- Sốt nhẹ dưới 38 độ
- Quấy khóc khó chịu nhiều hơn bình thường
- Ăn/ bú kém hơn
Hầu hết các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân là nhẹ và sẽ tự hết trong vòng 2-3 ngày sau tiêm vắc-xin. Nên bạn đừng quá lo lắng. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), vắc-xin phối hợp có chứa thành phần ho gà vô bào sẽ có ít phản ứng nghiêm trọng sau tiêm cho bé so với vắc-xin phối hợp chứa ho gà toàn tế bào.
Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sỹ tư vấn cụ thể hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những điều cần thực hiện trước và sau khi tiêm chủng tại đây.
Bé nhà mình gần 3 tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ, bé vẫn chưa tiêm ngừa vi-rút Viêm gan B. Bây giờ đưa bé đi tiêm có được không?
Liễu, 33, Hải Phòng
Trường hợp bé 3 tuổi vẫn có thể tiêm ngừa vi-rút Viêm gan B.
Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín gần nhà để được nhân viên y tế tư vấn cụ thể hơn.
Bạn có thể tham khảo lịch tiêm chủng để chủ động theo dõi cho bé.
Bé nhà mình trước ngày đi tiêm mũi 6 trong 1 thì bị sốt nhẹ và ho khò khè. Vậy bé có đi tiêm mũi này được không?
Nhân, 28, Quảng Bình
Theo thông tin hướng dẫn sử dụng của vắc-xin 6 trong 1 thì nên hoãn tiêm chủng cho những trẻ có sốt hoặc nhiễm khuẩn cấp tính từ trung bình đến nặng. Trường hợp bé của bạn chỉ bị sốt nhẹ, nhiễm khuẩn nhỏ không buộc phải hoãn tiêm chủng.
Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để bé được bác sĩ khám và tư vấn tiêm ngừa chi tiết nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những điều cần thực hiện trước và sau khi tiêm chủng tại đây.
Khi bé vừa tiêm vắc-xin xong, tôi nên làm gì? Bác sĩ hay dặn nên cho bé ở lại cơ sở vừa tiêm ngừa trong 30 phút sau khi bé tiêm, tại sao?
Quỳnh Điệp, 30, Gia Lai
Sau khi trẻ tiêm chủng xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 15–30 phút để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ.
Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm. Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin kết hợp.
Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 6–8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.
Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
Cần lưu ý, hiện nay một số mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.
Trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt 37–38 độ C, mẹ có thể dùng các biện pháp hạ nhiệt, như lau mát... Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.
Làm sao để bé ít quấy khóc trong khi tiêm chủng và sau tiêm chủng?
Kim Mỹ, 26, Bạc Liêu
Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, hãy giữ bé trong lòng giúp bé bình tĩnh bằng cách vỗ về và trò chuyện với bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm bé mất tập trung bằng cách cho bé bú ti hoặc ngậm núm vú giả để bé không cảm thấy đau và ít khóc.
Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé tiêm vắc-xin kết hợp chứa thành phần vô bào, sẽ ít gây phản ứng phụ như sưng, tấy... và bé của bạn cũng sẽ ít bị quấy khóc hơn sau khi tiêm. Mẹ xem thêm thông tin về vắc-xin kết hợp tại đây, mẹ nhé!
Tiêm loại vắc-xin kết hợp có làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị ốm, sốt hay quá tải hệ miễn dịch?
Hải Anh, 29, Yên Bái
Vắc-xin đã được nghiên cứu và phát minh để tạo miễn dịch tốt nhất cho trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm, mà vẫn đảm bảo không gây quá tải hệ miễn dịch của trẻ. Các loại vắc xin phối hợp là phát minh tiên tiến của ngành y tế, giúp giảm bớt mũi tiêm cho bé, giúp mẹ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Bé cũng sẽ sớm hoàn thành lịch tiêm chủng cho trẻ; và quan trọng là hạn chế số lần tiêm, vốn là điều trẻ rất sợ.
Hiện nay, vắc-xin kết hợp phòng các bệnh nhiễm trùng cho trẻ nhỏ có 2 dạng: chứa thành phần ho gà vô bào; và chứa thành phần ho gà toàn bào. Tiêm cho trẻ vắc-xin kết hợp chứa thành phần ho gà vô bào ít gây phản ứng tại chỗ (đau, đỏ, sung, tại nơi tiêm) và toàn thân (sốt). Để có đầy đủ thông tin chi tiết về vắc-xin kết hợp chứa thành phần ho gà vô bào, mẹ tham khảo ở đây nhé!
Khi mắc bệnh ho gà, trẻ sẽ có những triệu chứng gì? Làm thế nào để phân biệt ho gà với ho thông thường?
Minh Trí, 32, Đà Nẵng
Biểu hiện các giai đoạn của bệnh Ho gà:
Trong cơn ho: trẻ ho từng chập 15–20 tiếng ho liên tiếp, không kìm được, lưỡi đẩy ra ngoài, chảy nước mắt. Về sau tiếng ho yếu dần, có trường hợp trẻ tím tái do ngừng thở trong cơn ho, thậm chí tử vong.
Sau cơn ho: trẻ bơ phờ mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi, thở nhanh, mặt phù nề và mi mắt phù mọng.
Để phân biệt chính xác giữa bệnh Ho gà với ho thông thường, bạn cần đưa con đi khám sớm tại các cơ sở y tế.
Sau khi tiêm vắc-xin phối hợp có thể có những tác dụng phụ nào xảy ra cho bé? và tôi cần phải làm gì?
Lam Cúc, 24, Nghệ An
Hầu hết các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân sau tiêm ngừa vắc-xin thường ở mức nhẹ hoặc trung bình và xuất hiện trong vòng 2- 3 ngày như:
Ít gặp các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin hơn khi sử dụng vắc xin phối hợp chứa thành phần ho gà vô bào so với vắc xin chứa thành phần ho gà toàn bào. Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin của loại vắc-xin này tại đây.
Sau khi tiêm chủng, mẹ cần chú ý theo dõi trẻ, cho trẻ bú đầy đủ, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ, khi trẻ sốt cần phải đo nhiệt độ, lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.
1 tháng nữa là tôi sinh em bé. Từ 0–6 tháng tuổi bé cần tiêm chủng những mũi gì thưa bác sĩ?
Gia Hân, 30, Thừa Thiên - Huế
Trẻ khi mới sinh cần tiêm 1 mũi ngừa Lao và 1 mũi sơ sinh ngừa Viêm gan B. Ngoài ra, mẹ cần cho bé phòng ngừa 5 bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, và Hib theo lịch sau:
Lịch tiêm có thể dao động tùy vào thực tế (trẻ bị ốm, hết thuốc...), có thể chậm hơn với kế hoạch một chút nhưng không nên quá muộn, vì sẽ có nguy cơ trẻ mắc bệnh trước khi được tiêm đủ liều. Mẹ có thể tham khảo thêm lịch tiêm tại Lịch tiêm chủng cho trẻ nhỏ.
Lưu ý: Vắc-xin kết hợp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ không nên tiêm quá sớm (trước khi bé đủ 2 tháng hoặc đi sớm hơn lịch hẹn của bác sĩ), vì như vậy vắc-xin sẽ không phát huy tác dụng và có thể phải tiêm lại.
Do bận lịch đi công tác nên phải trì hoãn lịch tiêm vắc-xin cho bé nhà tôi (1 tuổi), liệu có thể trì hoãn tiêm vắc-xin? và trì hoãn được bao lâu?
Ngọc Hân, 26, Hà Tĩnh
Cho con tham gia tiêm vắc-xin đúng theo thời hạn của lịch tiêm chủng quốc gia luôn là lời khuyên tối ưu dành cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp và một số loại vắc-xin có thể trì hoãn mà không gây ảnh hưởng đến tác dụng bảo vệ. Thời gian có thể trì hoãn tùy thuộc vào loại vắc-xin và lịch tiêm chủng khuyến cáo. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể cho bé.
Có nên đắp mẹo hay chườm khoai tây lên vết tiêm để tránh sưng cho trẻ?
Hạnh Hiếu, 29, Tiền Giang
Sau khi tiêm chủng, trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm để các cán bộ y tế theo dõi. Các phản ứng như sốt nhẹ (dưới 38,5 độ), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại vết tiêm, quấy khóc là những phản ứng hết sức bình thường.
Mẹ KHÔNG nên dùng thuốc mẹo cho bé uống hay đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây hoặc miếng dán hạ sốt trực tiếp lên vết tiêm vì những phương pháp này chưa được xác định độ tin cậy và có thể gây ra những phản ứng khác không mong muốn. Mẹ hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm mẹ nhé!
Sau khi tiêm ngừa, bé có thể có các phản ứng nào?
Uyển Nhi, 25, Thái Bình
Ở một số trường hợp, trẻ có thể gặp phải các phản ứng hiếm gặp khác và không mong muốn. Bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn.
Nên hỏi bác sĩ những gì trước khi rời phòng tiêm?
Nguyệt Ánh, 33, Phú Thọ
Khi nào vắc xin bắt đầu có tác dụng bảo vệ? Thời gian bảo vệ của vắc xin này là bao lâu?
Trong quá trình nhân viên y tế tiêm cho bé, tôi nên chủ động kiểm tra những gì?
Tố Uyên, 22, Nghệ An
Mẹ nên chú ý quan sát kỹ:
Nếu cẩn thận, bạn hãy xin nhân viên y tế cho mình giữ lại vỏ của sản phẩm thuốc đã tiêm cho bé, tham khảo thông tin về tác dụng bảo vệ cũng như các tác dụng phụ phổ biến sau tiêm nếu có để chuẩn bị tốt hơn.
Trong trường hợp bé gặp bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm, bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn ngay nhé!
Bé nhà tôi đã 6 tuần tuổi, lần đầu tiêm chủng bị sốt, vậy có thể cho bé đi tiêm chủng theo lịch các mũi sau nữa không?
Huệ Nghi, 29, Quảng Nam
Làm cha mẹ, ai cũng rất lo lắng, xót xa khi con bị sốt, mệt mỏi sau tiêm. Tuy nhiên các mẹ đừng quá lo lắng vì sốt là một trong những phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm chủng.
Thường phản ứng phụ chỉ có ở 1 trong 4 trẻ, xảy ra ngay sau khi tiêm chủng và sẽ hết trong 1-2 ngày. Mẹ yên tâm đây không phải là triệu chứng của bệnh mà là phản ứng bình thường của cơ thể với vắc-xin để tạo miễn dịch cần thiết. Trong trường hợp phản ứng phụ kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác mẹ nhé.
Khi bé bị sốt sau tiêm, mẹ nên làm những việc sau nhé:
Tiêm chủng là việc cần thiết cho sức khoẻ của trẻ, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng đầy đủ theo lịch.
Ngoài ra, để hạn chế những phản ứng phụ gây ra, mẹ có thể cho bé tiêm vắc-xin kết hợp chứa thành phần vô bào. Tìm hiểu thêm thông tin tại đây.
Khi nào bé không nên đi tiêm vắc-xin?
Mỹ Linh, 27, Kiên Giang
Mỗi loại vắc-xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Ví dụ: vắc-xin phòng lao nên được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi; nhưng đối với những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg thì có thể phải tạm thời lùi thời điểm tiêm dựa theo ý kiến của bác sĩ khi khám tiêm chủng.
Một số trường hợp khác trẻ cũng cần tạm hoãn tiêm phòng, như khi trẻ đang mắc bệnh cấp tính, có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho gà, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch...
Do đó, trước khi đi tiêm phòng cho trẻ, mẹ cần tìm hiểu bằng cách trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ để được tư vấn cụ thể nhé!
Vào những ngày lạnh ở miền Bắc, bé nhà tôi có cần lưu ý gì khi tiêm chủng hay không?
Ái Nhi, 24, Hà Nội
Trong những ngày lạnh hoặc mưa phùn, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng cần chú ý giữ ấm cơ thể của trẻ. Tránh việc khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc cách bệnh liên quan đến đường hô hấp. Lúc này, bố mẹ cần đảm bảo chân, tay, phần đầu và người trẻ đủ ấm, không để trẻ bị thấm nước mưa.
Nên tiêm vắc-xin cho bé vào buổi sáng hay chiều?
Yến Mi, 28, Lâm Đồng
Mẹ nên cho con tiêm chủng vào buổi sáng là tốt nhất. Bởi nếu tiêm vào buổi chiều, mẹ sẽ phải vất vả hơn nếu trẻ xảy ra các phản ứng như khóc quấy, sốt vào ban đêm. Ban ngày việc giải quyết các rắc rối sau tiêm nếu có sẽ đơn giản hơn nhiều.
Bé đã 6 tuần tuổi rồi. Tôi chuẩn bị đưa bé đi tiêm chủng lần đầu tiên. Vậy cần chuẩn bị những gì cho bé trước tiêm?
Anh Thư, 27, Hồ Chí Minh
Khi cho trẻ đi tiêm chủng, mẹ cần lưu ý:
Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt... mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
Bé nhà tôi sinh non, vậy có nên hoãn tiêm phòng cho bé?
Minh Tú, 25, Cà Mau
Bé sinh thiếu tháng hoặc thiếu cân (<2,5kg) vẫn nên thực hiện đúng theo lịch tiêm phòng cho trẻ bình thường. Tuy nhiên, bạn nên tạm hoãn lịch và hỏi ý kiến bác sĩ trong một số trường hợp như:
Tôi nghe nói khi trẻ mới sinh ra sẽ nhận được miễn dịch từ mẹ truyền sang. Vậy việc tiêm chủng sớm cho trẻ nhỏ có cần thiết không bác sĩ?
Mỹ Ngọc, 27, Bình Dương
Trẻ sơ sinh được sinh ra với miễn dịch thụ động đối với một số bệnh nhiễm trùng nhờ các kháng thể được truyền cho bé từ mẹ trước khi sinh. Trẻ sơ sinh bú mẹ được thêm các kháng thể từ sữa mẹ. Tuy nhiên, miễn dịch này không kéo dài. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần chủng ngừa để tạo ra kháng thể bảo vệ liên tục và lâu dài chống lại nhiều căn bệnh truyền nhiễm có thể đe dọa tính mạng.
Hàng triệu người trên thế giới đã được cứu sống mỗi năm nhờ tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam khuyên bạn nên cho bé chủng ngừa đúng lịch và đầy đủ. Nếu như bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy đến trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Mình cho bé tiêm 2 mũi vừa cúm vừa thủy đậu luôn thì được không?
Uyên, 30, Quy Nhơn
Có thể tiêm cùng lúc vắc-xin cúm và thủy đậu nhưng phải tiêm ở những vị trí khác nhau.
Bạn nên đưa bé tới các cơ y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn và tham khảo lịch tiêm chủng để chủ động theo dõi cho bé nhé.
Một số địa điểm tiêm chủng để bạn tham khảo.
Bé nhà mình 8 tháng tuổi. Giữa 2 mũi mô cầu bé chích mũi cúm được không?
Ngọc, 29, Quy Nhơn
Có thể tiêm vắc-xin cúm cùng lúc với các loại vắc-xin khác.
Bạn nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn nhé. Tham khảo thêm địa điểm tiêm chủng tại đây.
Người lớn có phải chích ngừa cúm không?
Hằng, 30, Thừa Thiên Huế
Chào bạn, người lớn hoàn toàn có thể tiêm ngừa cúm. Người lớn đi làm trong môi trường tập thể, văn phòng là đối tượng dễ mắc cúm vì môi trường làm việc có mức độ lây nhiễm cúm cao đứng thứ 2 chỉ sau bệnh viện.
Vắc-xin cúm được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đến người trưởng thành. Do vi-rút cúm biến đổi hằng năm nên bạn cần tiêm ngừa cúm mỗi năm để bảo vệ hiệu quả nhé.
Bé nhà mình 3.5 tuổi. Mình nên đưa bé đi tiêm phòng ở đâu vì bé bị hen, viêm phế quản. Vậy đi tiêm cúm thì có đỡ hơn không?
Thịnh, 31, Hà Nội
Tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Trẻ bị hen hay viêm phế quản là đối tượng nguy cơ dễ nhiễm cúm hay biến chứng nặng của cúm và vì vậy cần được tiêm phòng vắc-xin cúm. Đặc biệt ở trẻ em bị hen, giúp giảm 41% nguy cơ xảy ra cơn hen kịch phát ở trẻ.
Vì vậy, bạn tham khảo tại đây để tìm hiểu địa điểm tiêm chủng và đưa bé đến tiêm nhé.
Mình đang mang thai có được đi tiêm vắc-xin ngừa cúm không?
Phương, 25, Hồ Chí Minh
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), phụ nữ có thai là đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao và có thể bị các biến chứng nặng do cúm. Vì vậy, nên được tiêm phòng cúm mùa.
Tuy nhiên bạn nên đến cơ sở để khám và được tư vấn kỹ bởi bác sĩ trước khi tiêm phòng cúm nhé.
Một số địa điểm tiêm chủng để bạn tham khảo.
Cúm có gây tử vong không ạ?
Lan, 24, Hồ Chí Minh
Chào bạn, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 3–5 triệu ca nhiễm cúm nặng, trong đó khoảng 650.000 người tử vong hàng năm do cúm trên thế giới.
Vi-rút cúm biến đổi hằng năm nên bạn cần tiêm ngừa cúm mỗi năm để bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhé.
Trước tiêm chủng bé bị sốt nhẹ có tiêm được cúm không bác sĩ?
Thắng, 35, Hồ Chí Minh
Theo thông tin hướng dẫn sử dụng của vắc-xin cúm thì nên hoãn tiêm chủng cho người lớn/ trẻ em đang bị sốt vừa, sốt cao hay bị bệnh cấp tính. Trường hợp bé của bạn chỉ bị sốt nhẹ không buộc phải hoãn tiêm chủng.
Tuy nhiên, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để bé được bác sĩ khám và tư vấn tiêm ngừa chi tiết nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những điều cần thực hiện trước và sau khi tiêm chủng tại đây.
Nên chích ngừa cúm vào lúc nào trong năm?
Phong, 26, Thanh Hóa
Bạn thân mến, bạn nên tiêm càng sớm càng tốt vì cúm ở Việt Nam hầu như xảy ra quanh năm.
Bạn có thể tham khảo thêm địa điểm tiêm chủng gần nhất tại đây nhé!
Bé nhà em bị dị ứng trứng gà có tiêm cúm được không?
Nga, 30, Hồ Chí Minh
Không nhất thiết dị ứng trứng sẽ dị ứng vắc-xin.
Theo Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC), người có dị ứng trứng có thể sử dụng bất kỳ vắc-xin cúm nào được cấp phép phù hợp với lứa tuổi. Nên tiêm vắc-xin ở những cơ sở y tế được trang bị tốt về sơ cấp cứu, có các chuyên gia y tế có khả năng nhận biết và xử lý các tình trạng dị ứng nặng.
Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sỹ tư vấn chi tiết nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những điều cần thực hiện trước và sau khi tiêm chủng tại đây.
Bé nhà tôi vừa được đi tiêm vắc-xin ngừa cúm. Sau đó, bé có bị sốt nhẹ và đi phân lỏng như vậy bé có bị sao không?
Hương, 35, Hồ Chí Minh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, vắc-xin cúm là một trong những dược phẩm có tính an toàn cao. Cũng như những dược phẩm khác, vắc-xin cúm cũng có những tác dụng không mong muốn thường gặp như sốt nhẹ, đau, đỏ, sưng ngứa ở chỗ tiêm, tiêu chảy… tùy theo cơ địa của mỗi bé và sẽ tự khỏi trong vài ngày.
Bạn nên đứa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé.
Bạn có thể tham khảo những điều cần thực hiện trước và sau khi tiêm chủng tại đây.
Bé có thể gặp những phản ứng phụ gì khi tiêm phòng cúm?
Tuyết Anh, 28, Hà Tĩnh
Tại sao bé đã chích vắc-xin phòng bệnh cúm, nhưng hiện giờ bé vẫn bị cúm?
Tuấn Kiệt, 20, Kiên Giang
Những triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi …. là một số phản ứng phụ sau tiêm bé có thể gặp phải, thường sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Ngoài ra, sau khi tiêm cúm, bé vẫn có thể bị nhiễm các loại vi-rút, vi khuẩn gây ra các bệnh đường hô hấp và gặp những triệu chứng tương tự như cúm. Điều đó có thể khiến mẹ nhầm tưởng là bé bị nhiễm cúm.
Mẹ lưu ý hiệu quả của vắc-xin sẽ tối ưu 2 tuần sau khi tiêm. Nếu tiếp xúc với vi-rút trong vòng 2 tuần sau tiêm vẫn có thể nhiễm cúm.
Thực tế, theo nhận định của trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa kỳ CDC, vắc-xin cúm là một trong những dược phẩm an toàn cao được sử dụng hiện nay.
Hiện nay, các điểm tiêm chủng tại Việt Nam đã có các loại vắc-xin ngừa các chủng vi-rút cúm phổ biến nhất như cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và một tuýp cúm B. Nên cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên tiêm ngừa cúm mỗi năm một lần vì vi-rút cúm biến đổi hằng năm. Vắc-xin cúm thường chứa các vi-rút cúm bất hoạt nghĩa là không có khả năng gây bệnh do tiêm vắc-xin.
Mặc dù trẻ được tiêm vắc-xin cúm đầy đủ nhưng chẳng may vẫn bị nhiễm cúm thì triệu chứng của bệnh sẽ nhẹ hơn và tránh được các biến chứng nặng. Đồng thời, khi càng nhiều trẻ được tiêm vắc-xin ngừa cúm sẽ bảo vệ gián tiếp những người xung quanh khỏi nguy cơ lây nhiễm cúm.
Tại sao các bệnh khác chỉ cần tiêm vắc-xin 1-2 lần mà với cúm phải tiêm ngừa hàng năm?
Văn Ba, 27, Quy Nhơn
Vi rút cúm khác với các loại vi rút khác, chúng có tính biến đổi rất cao. Do vi-rút cúm có thể biến đổi chủng hàng năm nên mỗi năm Tổ chức Y Tế Thế Giới sẽ xem xét và đưa ra khuyến cáo các chủng cúm lưu hành nhiều nhất để đưa vào trong vắc-xin cúm lưu hành cho mỗi năm. Chủng vi rút cúm năm nay có thể khác so với năm trước. Một vắc-xin cúm sẽ bảo vệ cơ thể chống lại ít nhất 3 chủng vi-rút cúm phổ biến nhất. Do vậy, để được bảo vệ tốt nhất, mọi người nên tiêm phòng cúm mỗi năm một lần.
Con tôi mới chỉ 7 tháng tuổi. Khi nào nên tiêm vắc-xin cúm cho bé?
Chí Thanh, 24, Hà Nội
Trẻ em thường dễ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn, rất nhiều trường hợp là nhiễm siêu vi bao gồm cúm. Nhiều trẻ khi đến khám đã được kê toa kháng sinh, mặc dù có thể chưa thật sự cần thiết. Hậu quả là các bé phải dung nạp một lượng thuốc không cần cho cơ thể, lại dễ có nguy cơ gây dị ứng và tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón...
Trẻ con nhất là trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có nguy cơ nhiễm cúm và bị các biến chứng nặng của cúm. Những biến chứng này bao gồm viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản; viêm phổi; nhiều trường hợp viêm phổi diễn tiến nặng dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
Do vậy, biện pháp phòng ngừa cúm bằng vắc-xin rất quan trọng đối với nhiều gia đình. Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế Việt Nam, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh cúm càng sớm càng tốt.
Tôi đọc báo thấy có trường hợp “gia đình 3 người mắc cúm mùa, một người tử vong ở TP.HCM. Bệnh cúm mà nguy hiểm vậy sao?
Phi Yến, 37, Hồ Chí Minh
Tóm tắt về trường hợp “gia đình 3 người mắc cúm mùa, một người tử vong ở TP.HCM”: ngày 06/07/2017, tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết trên địa bàn TP vừa có một nữ bệnh nhân (38 tuổi, Q.Tân Phú) tử vong do nhiễm vi-rút cúm B (cúm mùa). Kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM xác định vợ chồng bệnh nhân nhiễm cúm B. Người con điều trị ngoại trú tại BV Nhi đồng 1 cũng được xác định mắc cúm B. (Báo Thanh Niên, mục đời sống, ngày 7/7/2017).
Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi rút cúm. Có hai loại vi-rút cúm chính: Cúm A và Cúm B gây bệnh ở người và gây ra các đợt dịch cúm mùa hàng năm. Bệnh cúm có thể có triệu chứng từ nhẹ đến nặng đôi khi cần phải nhập viện điều trị và nhiều trường hợp diễn tiến rất nặng dẫn đến tử vong. Ở một số người bao gồm người già, trẻ nhỏ, người có các bệnh lý mạn tính trước đó như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh phổi mạn tính … nguy cơ nhiễm cúm hay có biến chứng nặng khi nhiễm cúm cao hơn những người khác.
Mọi người thường nhầm lẫn bệnh cúm với cảm lạnh. Bệnh cúm nguy hiểm hơn vì dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng có thể tử vong. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới, cứ mỗi phút lại có một người tử vong vì cúm. Do cúm là bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin cúm mùa, hãy chắc chắn bạn và gia đình đã được tiêm ngừa cúm mỗi năm để có sự bảo vệ hiệu quả!
Sau khi tiêm ngừa Viêm gan B có cần kiểm tra xem bé đã có kháng thể bảo vệ không bác sĩ? Những trường hợp nào tôi cần làm xét nghiệm kháng thể sau tiêm chủng?
Gia Hân, 26, Hồ Chí Minh
Chào bạn, xét nghiệm kháng thể sau tiêm chủng để đánh giá hiệu quả chỉ cần thiết trong những trường hợp có nguy cơ cao nhiễm bệnh như:
Nếu thuộc vào những trường hợp trên thì bạn nên đi xét nghiệm Anti-HBs sau 1–2 tháng tính từ mũi tiêm cuối. Riêng đối với trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm Viêm gan B thì nên làm xét nghiệm sau thời điểm 9 tháng vì kháng thể Anti-HBs có thể truyền từ mẹ sang con lúc mang thai làm sai lệch ý nghĩa của kết quả.
Trường hợp tôi không nhớ đã tiêm ngừa Viêm gan B cho bé hay chưa, tiêm thêm một mũi vắc-xin hay tiêm lại toàn bộ liệu trình 3 mũi vắc-xin phòng ngừa Viêm gan B có nguy hiểm không?
Mỹ Phương, 34, Nghệ An
Sẽ không nguy hiểm, mẹ nhé! Vắc-xin phòng ngừa bệnh Viêm gan B được xem là an toàn cho dù có tiêm thêm mũi vắc-xin.
Bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tư vấn, và xét nghiệm nồng độ kháng thể Anti-HBs. Nếu cần thiết, bé vẫn có thể tiêm thêm một liều hay tiêm toàn bộ liệu trình 3 mũi (như trường hợp không xác định đã từng tiêm hay chưa).
Nếu con tôi tiêm mũi 2 Viêm gan B bị trễ so với lịch tiêm chủng được đề nghị, thì có nhất thiết phải tiêm lại từ đầu không thưa bác sĩ?
Vy Anh, 32, Phú Thọ
Không cần thiết phải tiêm lại từ đầu, mẹ nhé! Nếu bị trễ ở mũi thứ 2, bé cần sắp xếp tiêm mũi này càng sớm càng tốt, mũi thứ 3 sau đó phải cách mũi thứ 2 ít nhất 8 tuần. Nếu bị trễ ở mũi thứ 3, bé chỉ cần tiêm nhắc lại mũi này càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, trong trường hợp tiêm trễ hơn so với lịch tiêm chủng được đề nghị, đáp ứng miễn dịch sẽ không như trường hợp tiêm đúng lịch và cũng sẽ chậm có tác dụng bảo vệ hơn. Nếu tiêm đầy đủ và đúng theo lịch tiêm chủng đươc đề nghị, bé của bạn sẽ được bảo vệ tối đa sau khoảng 6 tháng tính từ mũi đầu.
Được biết trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc-xin Viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh, chuyên gia cho em hỏi, có những trường hợp nào không nên tiêm lúc ấy không?
Hải Yến, 29, Hà Nội
Trước khi được tiêm chủng, trẻ cần được cán bộ y tế thăm khám trước. Trẻ được tiêm vắc-xin Viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh khi đã bú tốt.
Những trẻ sinh non, cân nặng thấp, trẻ bị sinh khó, mẹ bị sốt trước, sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật… cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp tai biến trùng hợp ngẫu nhiên. Đối với những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm.
Tại sao bé nhà mình phải tiêm vắc-xin Viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh?
Cẩm Tú, 30, Hồ Chí Minh
Theo thông tin của chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng, tiêm vắc-xin bệnh viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ nhằm mục đích phòng chống lây truyền vi-rút Viêm gan B từ mẹ sang con. Đây là chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là chỉ đạo của Bộ Y tế Việt Nam, Chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng Quốc gia đối với việc phòng chống bệnh Viêm gan B.
Việc tiêm vắc-xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao. Với mũi tiêm đầu trong 24 giờ sau khi sinh, bé có khả năng phòng được 85–90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày xuống còn 50–57% và khó đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.
Các mũi vắc-xin Viêm gan B được tiêm sau đó là để phòng phơi nhiễm trong tương lai, còn mũi sơ sinh cần tiêm càng sớm càng tốt nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với vi-rút ngay khi sinh. Đây là một cuộc đua giữa sự nhân lên của vi-rút và vắc-xin tạo ra kháng thể kịp thời bắt lấy vi-rút đang có trong cơ thể. Do đó, tại nhiều quốc gia, bé được cho tiêm ngay trong vòng 12 giờ. Cơ chế này giống như tiêm vắc-xin phòng bệnh dại là tiêm ngay khi nghi bị chó, mèo dại cắn.
Con tôi đã 16 tuổi thì có cần tiêm chủng nữa không? Nếu không thì có bị vấn đề gì không?
Việt Tú, 35, Lâm Đồng
Ở độ tuổi thanh thiếu niên việc tiêm vắc-xin cũng rất quan trọng, vì:
Con gái tôi năm nay 14 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ lúc còn bé. Vậy giờ con tôi cần tiêm chủng thêm các bệnh nào ở giai đoạn này?
Thu Trang, 39, Hà Nội
Tiêm chủng vẫn được khuyến cáo ở độ tuổi này để bảo vệ con bạn khỏi một số bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc-xin như cúm (cần được tiêm hàng năm), viêm não mô cầu, ung tư cổ tử cung và các bệnh do vi-rút HPV... Bạn có thể tham khảo lịch tiêm ngừa khuyến nghị tại đây.
Khi bị nhiễm bệnh, bé có thể trở thành nguồn lây bệnh cho những người xung quanh nếu tiếp xúc.
Ngoài ra, tiêm chủng cho con bạn trong lứa tuổi thanh thiếu niên sẽ giúp đảm bảo khả năng miễn dịch đã được tạo ra từ việc chủng ngừa trước đó không giảm theo thời gian, và cũng để chuẩn bị cho bé một sức khỏe tốt nhất khi đến tuổi trưởng thành.
Con gái tôi năm nay 13 tuổi. Khi cháu còn nhỏ, do bận rộn tôi đã bỏ lỡ một số vắc-xin cho cháu. Xin bác sĩ tư vấn con tôi có thể bắt đầu lại lịch tiêm chủng không?
Hương Trà, 34, Đồng Nai
Nếu bạn không nắm chắc về tình trạng chủng ngừa của con bạn thì không nên tự ý cho bé đi tiêm mà hãy đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn phương án cụ thể hơn, bạn nhé.
Có khi nào bé tiêm xong nhiều ngày sau mới sốt không?
Bảo Quyên, 24, Ninh Thuận
Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 6-14 ngày, trẻ mới bị sốt. Thông thường trường hợp sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm chủng ngừa bệnh sởi, và đôi khi sau tiêm ngừa quai bị. Tuy nhiên, sốt cũng chỉ là phản ứng phụ thường gặp sau tiêm nên mẹ cũng đừng quá lo lắng.
Khi tiếp xúc với người bị sởi hay thuỷ đậu thì có cách nào để tránh nhiễm bệnh được không bác sĩ?
Minh Thị, 27, Tiền Giang
Khi chưa tiêm ngừa bệnh sởi hay thuỷ đậu, thì không nên tiếp xúc với người bị nhiễm, vì bệnh có khả năng lây truyền cao.
Nếu tình cờ tiếp xúc với người bị mắc bệnh, nên tiêm vắc-xin trong vòng 3 ngày sau khi tiếp xúc. Riêng đối với bệnh sợi, có thể tiêm kháng thể (immunoglobulin) trong vòng 5 ngày sau tiếp xúc.
Nhưng biện pháp tốt nhất vẫn là tiêm vắc-xin để phòng ngừa bệnh sợi và thuỷ đậu càng sớm càng tốt.
Con trai tôi 5 tuổi, do nghịch ngợm nên mới bị dị vật nhọn đâm vào tay (không rõ là gai, dằm, kim loại...). Vết thương nhỏ nhưng tôi lo bé có thể bị uốn ván. Xin bác sĩ tư vấn.
Hải Ánh, 29, Bình Định
Nhiều người thường lầm tưởng chỉ có giẫm phải đinh sắt, kim loại gỉ mới bị uốn ván, nhưng thực tế những vết thương trầy xước tưởng chừng như nhỏ bé đó lại có thể gây hại nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.
Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong rất cao 25-90%. Bệnh do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra, có ở mọi nơi trong đất, cát; phân gia súc, gia cầm; nơi cống rãnh...
Trực khuẩn uốn ván sau khi xâm nhập vào các vết thương hở sẽ phát triển ở điều kiện yếm khí (vết thương bị dập nát dính bẩn, không có không khí, vết thương bị băng bó chặt...). Sau đó, sẽ xâm nhập vào cơ thể, đi vào hệ thần kinh và gây ra co cứng cơ hoặc co giật cơ khi có kích thích, rất nguy hiểm.
Do đó, ngay khi bị các vật nhọn đâm vào người, cần phải tiến hành sơ cứu vết thương đúng cách, tránh để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.
Ngoài ra, cách hiệu quả nhất để phòng bệnh uốn ván là chủ động tiêm vắc-xin uốn ván sớm và đầy đủ. Lưu ý thêm là vắc-xin ngừa uốn ván không tạo miễn dịch trọn đời, do đó cần tiêm nhắc nhiều lần để đảm bảo hiệu quả bảo vệ. Trong đó bao gồm một mũi tiêm nhắc vào giai đoạn bé 4-6 tuổi. Mẹ cần đưa bé đi tiêm nhắc để đảm bảo hiệu quả bảo vệ nhé.
Con gái tôi đã 4 tuổi. Gần 1 tháng nay cháu bị ho nhiều, liên tục kèm vài lần sốt cao, nôn ói. Tôi đã cho bé uống thuốc nhưng cháu chỉ đỡ được vài ngày, rồi lại ho nhiều hơn. Xin hỏi bác sĩ cháu như vậy có phải bị ho gà không và làm thế nào khỏi bệnh?
Ngọc Hà, 30, Nha Trang
Ho có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân thường gặp:
Trong trường hợp cháu bị ho lâu như vậy, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời; tránh để lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh ho gà, nên chủ động cho bé tiêm nhắc lại vắc-xin ho gà trong giai đoạn bé từ 4 – 6 tuổi.