Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần được tiêm phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm?
Vân, 30, Hà Nội
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và Bệnh do vi khuẩn Hib là 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời cho các bé nhỏ dưới 2 tuổi. Hơn nữa, hệ miễn dịch của bé còn non yếu và cần thời gian hoàn thiện, kháng thể phòng bệnh mẹ truyền cho bé cũng sẽ giảm dần sau 2 tháng sau sinh nên bé có nguy cơ cao bị mầm bệnh tấn công.
Vậy nên, bố mẹ hãy cho bé tiêm chủng ĐỦ LIỀU – ĐÚNG LỊCH để bé được bổ sung kháng thể phòng bệnh, đẩy lùi cả 6 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhé! Lịch tiêm ngừa phòng 6 bệnh như sau:
Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo và chủ động rà soát lịch tiêm chủng cho bé tại ĐÂY nhé! Để giúp bé được bảo vệ khỏi các bệnh có thể được phòng ngừa bằng vắc-xin.
Có những loại vắc-xin nào giúp bảo vệ bé khỏi 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong 2 năm đầu đời?
Quỳnh, 24, Bình Phước
Có nhiều lựa chọn vắc-xin để phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và Bệnh do vi khuẩn Hib cho các bé dưới 2 tuổi:
Lưu ý nhỏ cho bố mẹ: Một số địa phương đang vướng mắc thủ tục trong cung ứng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt một số loại vắc-xin của chương trình tiêm chủng mở rộng như DPT. Bố mẹ cần cân nhắc chọn vắc-xin tương đồng để bé vẫn được tiêm chủng đúng lịch.
Bố mẹ hãy chủ động lựa chọn loại vắc-xin sẵn có để đảm bảo bé được tiêm đủ liều, đúng lịch nhé!
Cơ sở tiêm chủng đang thiếu vắc-xin DPT, tôi phải làm gì để bé nhà vẫn được tiêm ngừa đủ cả 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm?
Thư, 24, An Giang
Bố mẹ hãy chủ động tìm phương án khác thay thế để trẻ được tiêm ngừa kịp thời nếu nguồn vắc-xin nơi trung tâm tiêm chủng đang theo bị thiếu hụt. Bởi vì, nếu không được tiêm ngừa đủ liều, đúng lịch, bé có nguy cơ cao sẽ bị nhiễm bệnh và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bố mẹ có thể cân nhắc cho bé tiêm những vắc-xin tương đồng trong tiêm chủng dịch vụ, chẳng hạn như vắc-xin 6-trong-1 hoặc vắc-xin 5-trong-1. Ngoài phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván tương tự vắc-xin DPT, các loại vắc-xin này còn phòng thêm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác là bệnh do vi khuẩn Hib, bại liệt và viêm gan B (đối với vắc-xin 6-trong-1).
Hãy luôn đảm bảo bé được tiêm ĐỦ LIỀU – ĐÚNG LỊCH để sẵn sàng ngăn ngừa 6 căn bệnh nguy hiểm, bố mẹ nhé!
Trạm y tế thông báo có thể sẽ hết vắc-xin 5-trong-1 trong tháng này. Mà vài tuần nữa đến lịch tiêm của bé rồi, tôi có thể cho bé chuyển sang vắc-xin 6-trong-1 không?
Trúc, 32, Hồ Chí Minh
Trong trường hợp thiếu vắc-xin 5-trong-1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bố mẹ có thể cân nhắc chuyển đổi sang vắc-xin 5-trong-1 hoặc vắc-xin 6-trong-1 trong chương trình tiêm chủng dịch vụ nhé! Nên tiêm ngừa ĐỦ LIỀU – ĐÚNG LỊCH cho trẻ để bảo vệ trẻ tốt hơn.
Khi tiêm vắc-xin 5-trong-1 dịch vụ, bé cần được bổ sung thêm mũi viêm gan B. Khi tiêm vắc-xin 6-trong-1, đã có thể bảo vệ bé khỏi 6 bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, bệnh do vi khuẩn Hib) trong cùng 1 mũi tiêm. Điều quan trọng là, cần tiêm đủ liều và đúng lịch, mẹ nhé!
Địa điểm nào tiêm phòng 6 bệnh nguy hiểm cho các bé?
Hằng, 27, Hà Nội
Nếu lựa chọn tiêm ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng, bố mẹ hãy liên hệ các trạm y tế xã, phường, quận, huyện tại nơi mình sinh sống để biết về tình hình cung ứng vắc-xin và cố gắng đưa bé đi tiêm ngừa đúng lịch.
Nếu bố mẹ lựa chọn vắc-xin dịch vụ để đảm bảo luôn có đủ lượng vắc-xin cho bé tiêm ngừa đúng lịch, bố mẹ có thể tra cứu thêm những địa điểm tiêm chủng uy tín tại đây.
90% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B chuyển sang mạn tính
Tỉ lệ tử vong 5-10%
Tỷ lệ tử vong từ 25-90% và lên đến 95% ở trẻ sơ sinh
Gây ra những cơn ho và nôn kiệt sức ở trẻ, có thể tử vong
Viêm màng não do Hib có thể để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn
Có thể để lại di chứng tàn tật suốt đời
Có thể gây biến chứng nặng như điếc, co giật, mù, liệt
Nhiễm vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu. Sau đó, có thể để lại các biến chứng nặng nề và không hồi phục như điếc, co giật, mù, liệt. Nhiều trường hợp xuất hiện các biến chứng tim nặng sau viêm phổi do phế cầu(10)
Tiêm vắc-xin là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng do phế cầu.
Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại Lịch tiêm ngừa cho trẻ.
1,5-2,5 triệu ca tử vong hàng năm, đa số ở bé dưới 2 tuổi
Tiêu chảy cấp tính là bệnh thường gặp ở bé lứa tuổi mầm non và những năm đầu cấp tiểu học. Bệnh xuất hiện nhiều ở các nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh kém, bé ăn các loại thực phẩm bẩn có nhiễm các loại vi-rút, trực khuẩn… Vi-rút rota là tác nhân chính gây ra tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng bé dưới 2 tuổi.
Tiêu chảy lây lan chính qua đường ăn uống, thường là khi ăn các thực phẩm nhiễm khuẩn, hoặc tiếp xúc với phân có vi khuẩn. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch bệnh và gây tử vong cho trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề từ bệnh. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1,3–1,5 tỉ ca bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ và có khoảng 1,5–2,5 triệu ca tử vong, trong đó đa phần là các bé dưới 2 tuổi.
Bệnh gây mất nước nghiêm trọng dẫn đến tử vong và khiến cơ thể bé không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng trong thức ăn, cũng như làm rối loạn chất khoáng trong người, gây suy dinh dưỡng nặng.
Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?(11)Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại Lịch tiêm ngừa cho trẻ.
Những bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao
Là những bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao trong cộng đồng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Sởi có thể gây tử vong ở người lớn và trẻ sơ sinh, với tỉ lệ cao hơn ở trẻ nhỏ.(6)Quai bị có thể gây vô sinh, dù hiếm, ở nam giới.(7) Rubella có thể gây dị tật cho thai nhi và tăng nguy cơ sẩy thai ở thai phụ.(8) Tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella là phương pháp bảo vệ tốt nhất cho bản thân và gia đình khỏi những bệnh này.
Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại Lịch tiêm ngừa cho trẻ.
Tỉ lệ tử vong chỉ sau HIV/AIDS
Lao là bệnh truyền nhiễm từ người sang người thông qua đường hô hấp mỗi khi ho, hắt hơi, nói chuyện… Bệnh thể hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể như hạch bạch huyết, màng não, khớp, thận… nhưng phổ biến nhất là lao phổi.
Đa phần người nhiễm vi trùng lao không có biểu hiện của bệnh và bệnh chỉ bộc phát khi gặp điều kiện thuận lợi (như sức khỏe suy yếu, làm việc lao lực, hệ thống miễn dịch suy giảm…). Mỗi năm có khoảng 3 triệu người chết vì bệnh lao và đa phần ở các nước đang phát triển. Bệnh lao chiếm tỉ lệ người tử vong cao thứ nhì trên thế giới (chỉ sau HIV/AIDS).
Ai có thể bị bệnh?(10)Những người có hệ thống miễn dịch suy giảm đều có nguy cơ cao mắc bệnh lao. Hiện tượng suy giảm miễn dịch thường xảy ra với những người nhiễm vi-rút HIV, khiến cơ thể mất khả năng kiềm hãm vi khuẩn lao. Trên thế giới, khoảng 20–30% người mắc bệnh lao do hệ quả của HIV/AIDS và hơn 20% trường hợp lao có liên quan đến tình trạng hút thuốc nhiều. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch và dễ bị bệnh tấn công.
Bệnh gây ra những triệu chứng gì?(10)Lao phổi thường có các triệu chứng:
Đôi khi bệnh không biểu hiện rõ ràng, người mang bệnh nhưng vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, chỉ khi kiểm tra sức khỏe mới phát hiện mình đã mắc bệnh lao. Điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến tử vong.
Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?(10)Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin lịch tiêm ngừa tại Lịch tiêm ngừa cho trẻ.
Có thể gây biến chứng và nhiễm trùng nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thủy đậu là bệnh do vi-rút Herpes Varicella (còn gọi là Varicella Zoster) gây ra, có tính chất lây nhiễm rất cao, chủ yếu lây qua đường nước bọt hoặc tiếp xúc gần với người bệnh.
Bệnh có biểu hiện bên ngoài bằng các mụn nước đỏ, ngứa trên khắp cơ thể, thường là nhẹ, chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn ở những đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng có thể gây biến chứng và nhiễm trùng nặng ở trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người lớn và người có hệ miễn dịch suy yếu. Đặc biệt người lớn khi bị thủy đậu sẽ có khả năng tử vong cao hơn hoặc gặp những biến chứng nặng hơn so với trẻ nhỏ.(14)
Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu. Vắc-xin thuỷ đậu giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại vi-rút thủy đậu, có hiệu quả cao và lâu dài cho mọi đối tượng.
Tấn công vào hệ tiêu hóa còn non nớt của bé dưới 1 tuổi
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra qua đường ăn uống và có thể phát triển thành dịch. Bệnh lây lan khi vi trùng trong phân người nhiễm vào đồ ăn thức uống và đi vào miệng người khác, gây tổn thương ở nhiều cơ quan nội tạng, đặc biệt là ruột. Bệnh hay xảy ra ở những nơi có điều kiện sinh hoạt kém vệ sinh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ai có thể bị bệnh?(8)Vi khuẩn Salmonella typhi gây bệnh cho tất cả mọi người khi tấn công vào hệ tiêu hóa, đặc biệt là bé dưới 1 tuổi với hệ tiêu hóa chưa trưởng thành.
Bệnh gây ra những triệu chứng gì?(8)Bệnh gồm 3 giai đoạn phát triển:
Trung bình 10 phút có 1 người chết vì bệnh dại
Là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ do nhiễm vi-rút dại có trong nước bọt của động vật và lây lan sang cho người, trường hợp phổ biến là bị chó nhiễm bệnh dại cắn. Vi-rút bệnh dại tác động đến hệ thần kinh trung ương, khiến người bệnh có biểu hiện bị kích động như sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng; nặng hơn là bị liệt dẫn tới hôn mê. Nếu không cứu chữa kịp người bệnh sẽ tử vong sau 7-10 ngày.
Tiêm vắc-xin dại là cách chữa và phòng bệnh hiệu quả nhất. Vắc-xin có thể được tiêm trước hay ngay sau khi bị chó mèo cắn, hoặc vết thương bị dính nước bọt của động vật mang vi-rút dại. Vắc-xin dại khá lành tính và thường không gây phản ứng phụ trong suốt quá trình tiêm phòng.(15)
Nguồn tài liệu tham khảo
(1) http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1103/benh-viem-mang-nao-do-nao-mo-cau
(2) www.viemgan.com.vn/benh-viem-gan-a-la-gi-thong-tin-ve-benh-viem-gan-a.html
(3) http://www.dieutri.vn/truyennhiem/25-4-2011/s212/viem-gan-a.html
(4) http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs117/en/
(5) http://vienyhocungdung.vn/phong-chong-benh-viem-nao-nhat-ban-2017070417241674.html
(7) http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs386/en/
(8) http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1099/benh-thuong-han
(9) http://benhlao.net/bai-viet/lao-phoi-la-gi--cach-dieu-tri-va-phong-ngua-benh-lao-phoi/87
(10) http://www.medicalnewstoday.com/articles/8856.php
(11) http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/177/tieu-chay-cap-tinh
(14) http://www.adultvaccination.org/vpd/chickenpox/facts.html
(15) http://www.who.int/rabies/epidemiology/Rabiessurveillance.pdf
Some text in the modal.